Các bệnh trẻ em rất dễ mắc phải khi chuyển mùa
Một số bệnh hay thường gặp ở trẻ nhỏ
Theo các chuyên gia đầu ngành về y tế, khi thời tiết đông xuân ẩm thấp, ngày nóng, đêm lạnh, môi trường nhiều khói bụi dễ khiến các vi khuẩn phát triển và lây bệnh sang người.
Cảm cúm là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, bệnh cảm cúm thường đến rất nhanh và kèm theo nhiều triệu chứng nặng hơn bệnh cảm lạnh thông thường. Các biểu hiện thường thấy trong từ 2 đến 3 ngày khi trẻ bị ốm
Hầu hết mọi người đều nghĩ cúm không nguy hiểm nên tự điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân bị biến chứng năng như viêm cơ tim, viêm phổi, gây suy hô hấp nặng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, nếu bệnh nhân tự điều trị cảm cúm bằng các thuốc không cần kê đơn thông thường mà không giảm sốt, khó thở thì cần đi viện để được khám và điều trị kịp thời.
Có 3 tác nhân virut chính gây ra bệnh cảm cúm. Virut cúm A - còn gọi là cúm gia cầm và cúm B là nguyên nhân chính gây ra dịch cúm hàng năm. Virut cúm C ít xảy hơn so với 2 chủng virut còn lại.
Theo những chuyên gia y tế, những phương pháp đề phòng cảm cúm tốt nhất là tiêm vacxin phòng cúm, tăng cường vệ sinh môi trường sống, ăn các loại thức ăn mềm, nhiều chất bổ, tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, thường xuyên rửa tay và khi bên cạnh có người bị cảm cúm thì tránh tiếp xúc.
Trẻ em hai tuổi không có những triệu chứng thở khò khè, hen suyễn có thể sử dụng vắc-xin dạng xịt vào ống mũi. Phụ nữ có thai hoặc người chăm sóc trẻ ít hơn sáu tháng tuổi cũng cần tiêm phòng vacxin để ngừa cho bé không bị lây từ mình qua.
Bệnh viêm đường hô hấp:
Bệnh hô hấp hay thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ em dưới sáu tuổi và vào mùa đông. Vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị viêm hô hấp trên ở trẻ em là hết sức thiết thực và cần được chú ý. Với những biểu hiện bệnh thông thường chúng ta có thể điều trị cho bé ở nhà.
Virut gây bệnh viêm đường hô hấp phát triển mạnh trong mùa lạnh và dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ vì hệ thống đề kháng của trẻ chưa hoàn chỉnh. Virut có thể khiến trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Nhiều cha mẹ thường hay chủ quan khi trẻ mới có các dấu hiệu như chảy mũi trong, sốt nhẹ, ho nên thường tự điều trị.
Tuy nhiên, diễn tiến của viêm phổi rất nhanh, có thể chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhưng khi bé bị khó thở, thở rít khi đưa đến bệnh viện thì đã bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Vậy nên, khi con bị sốt, ho, cha mẹ không nên tự ý cho bé dùng kháng sinh mà hãy nên đưa đi khám để điều trị đúng cách. Các cha mẹ cần lưu ý khi con bị sốt cao, đau đầu, đau họng, ho, mệt mỏi trong người, chán ăn, đau nhức toàn thân, khó thở, hay tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi thường không có các biểu hiện nặng mà chỉ thường chảy mũi, sốt nhẹ, thậm chí thân nhiệt giảm. Và khi bé có những dấu hiệu khó thở, tím tái thì phải đưa đi bệnh viện ngay.
Vậy khi trẻ viêm đường hô hấp cần phải xử lý như thế nào?
- Tiếp tục cho bú mẹ và cho ăn làm nhiều bữa trong ngày những thức ăn thường ngày.
- Hút mũi cho thông thoáng trước khi cho bé ăn hay bú.
- Cho bé uống nhiều nước, khi nào thấy môi ươn ướt thì thôi, giữ ấm và thoáng khí. Không để gió lạnh.
- Cho uống thuốc làm dịu ho hoặc theo toa của bác sỹ.
Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cần thực hiện:
+ Cho bé bú sữa mẹ, ăn dặm đúng và đủ chất.
+ Điều trị các bệnh về dinh dưỡng, thiếu sinh tố A, thiếu máu.
+ Giữ ấm cho trẻ, không nên để trẻ nằm trên nền gạch, nền đất, tránh gió mạnh, nên tắm bằng nước ấm, giữ ấm ngực và chân, tránh gió lùa, khi đi ra ngoài tránh chở bé chạy xe nhanh.
+ Giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh, tránh hút thuốc là gần trẻ.
Bệnh tiêu chảy:
Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy cấp vẫn được xem là một trong những bệnh lý phổ biến. Bệnh tiêu chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là các bé dưới 2 tuổi.
Theo Bác sỹ Huy Hùng, mùa lạnh trẻ em cũng rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân do trẻ mắc các virut gây rối loạn tiêu hóa hoặc chế độ ăn uống không thích hợp, vô tình ăn phải những thức ăn lên men, ôi thiu. Những biểu hiện thường gặp là đầy bụng, khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy, đi phân sống.
Nguyên nhân bị tiêu chảy cấp ở trẻ:
Lý do trẻ bị tiêu chảy cấp là do nhiễm trùng đường ruột. Một trong những nguyên nhân chính gây ra điều này là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh như ăn các đồ ăn ôi thiu và không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước & thức ăn bị ô nhiễm. Hoặc cũng có thể do cha mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Các bậc cha mẹ lưu ý rằng một chế độ ăn uống không hợp lý, mất cân bằng cũng có thể dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp.
Tác giả: Võ Quỳnh Như
Kiểm duyệt nội dung
0 Đánh giá dịch vụ này
Gửi đánh giá của bạn