Ăn gì vào con không vào mẹ? - Bà bầu tham khảo ngay
Phụ nữ mang thai ai cũng mong muốn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để mẹ tăng cân ít nhưng con vẫn đủ cân nặng, phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, thời hiện đại, kinh tế khá giả, thực phẩm đa dạng, ăn uống không kiểm soát và ít vận động khiến cho nhiều bà bầu tăng cân quá mức. Mời bạn tham khảo ngay bài “Ăn gì vào con không vào mẹ”.
Mang thai là một hành trình nhiều gian nan và vất vả. Từ những tháng đầu ốm nghén, khó ăn khó ngủ, đến cảm giác nặng nề, đau nhức toàn thân ở tháng cuối sắp sinh. Nhưng hơn cả, bà mẹ nào cũng mong con yêu được phát triển tốt, đủ cân đủ kí, nhanh nhẹn, thông minh.
Một thực tế hiện nay là sự tăng cân quá mức của mẹ đe dọa đến sức khỏe của cả 2 mẹ con. Bởi vì, tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể gây:
● Tiểu đường thai kỳ,
● Tiền sản giật,
● Tăng huyết áp,
● Nguy cơ sinh non,...
● Ngoài ra, vấn đề cân nặng sau sinh cũng sẽ khiến bạn stress
Nhiều bà mẹ tăng cân nhanh nhưng thai nhi lại nhỏ, không phát triển đúng.
=> Cùng xem bảng chuẩn số cân nặng cần tăng ở mẹ:
Bảng chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi thai:
Nguyên tắc ăn vào con không vào mẹ:
Chia nhiều bữa nhỏ:
Không nên ăn quá no ở 3 bữa chính, bà bầu được khuyến khích chia nhỏ các bữa ăn. Mỗi ngày ăn 5-6 bữa, vừa giúp giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày, giảm đầy bụng, ốm nghén,.. vừa làm tăng khả năng hấp thu dưỡng chất vào con, để con phát triển tốt, mẹ ít tăng cân. Ngoài 3 bữa chính 2-3 bữa phụ có thể là: trái cây, sữa chua, yến mạch, ngũ cốc, khoai lang, sữa, phomai,...
Chú trọng ăn sáng:
Sau một giấc ngủ đêm khá dài, bầu sẽ cảm thấy rất đói, nên phải ăn sáng đầy đủ, tuyệt đối không được bỏ bữa. Công thức: “ăn sáng như vua, ăn trưa như thường dân và ăn tối như ăn mày” cũng đúng với bà bầu.
Bữa sáng đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng sẽ giúp tinh thần phấn chấn, cơ thể khỏe khoắn, giảm tình trạng ốm nghén, buồn nôn vào buổi sáng.
Nhai kỹ:
Với những bà bầu ở giai đoạn sau của thai kỳ, kích thước thai lớn dần sẽ chèn ép dạ dày, gây khó tiêu, đầy bụng. Việc nhai kỹ khi ăn vô cùng tốt để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng vào con.
Uống đủ nước:
Là nước lọc hoặc nước ấm, chứ không phải nước có gas, hay các thức uống khác. Nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng vào thai nhi, nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời đào thải những chất cặn bã ra ngoài. Bầu cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nhé! Nước ấm càng tốt.
Ăn đa dạng:
Trong quá trình mang thai, có không ít loại thực phẩm nên kiêng, hoặc không nên ăn nhiều. Nhưng không có nghĩa là ăn uống quá kiêng khem, thực đơn nghèo nàn. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
Giảm đồ ngọt:
Bầu rất hay thèm đồ ngọt, nhưng đừng ăn ngọt quá nhiều nhé! Ăn nhiều đường có thể gây tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và con. Nước ngọt là thức uống không tốt cho bà bầu.
Bổ sung thực phẩm có lợi:
Quá trình mang thai, người mẹ cần bổ sung dinh dưỡng với hàm lượng cao hơn so với các đối tượng khác. Thiếu chất trong thai kỳ có thể gây nguy hại cho cả mẹ và bé, đặc biệt, thiếu sắt, canxi, folic acid có thể gây dị tật, sinh non. => Bổ sung các sản phẩm cho bà bầu là cần thiết: vitamin tổng hợp, folic acid, sắt, canxi, dạng viên hay sữa bầu.
=>> Tham khảo ngay:
-Vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit
Ăn gì vào con không vào mẹ?
Sữa tươi không đường:
Sữa tươi có chứa nhiều protein, canxi, vitamin D, vi khoáng chất khác, giúp thai nhi phát triển nhanh, tăng cân tốt. Nhưng bà bầu nên uống sữa tươi không đường để tránh tiểu đường thai kỳ.
Ngũ cốc:
Ngũ cốc là một bữa phụ lành mạnh cho bà bầu và mọi đối tượng. Ngũ cốc từ các loại đậu, hạt cung cấp năng lượng, vi khoáng chất có lợi. Đặc biệt, ngũ cốc cũng rất giàu protein giúp thai nhi phát triển tốt, hỗ trợ cân nặng. Uống ngũ cốc hàng ngày còn giúp nhuận tràng, ngừa táo bón trong suốt thai kỳ.
Trứng vịt lộn:
Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng với hàm lượng cao. Nó cũng là loại thực phẩm tốt cho bà bầu, giúp thai nhi tăng cân đều, cứng cáp. Mỗi tuần ăn 4 quả vịt lộn là phù hợp.
Thịt gà, vịt, thịt bò:
Thịt giàu protein giúp tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, thịt vịt, thịt gà, thịt bò được khuyến khích ăn 2-3 lần/tuần để giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển đủ cân đủ kí.
Cá:
Cá cũng là thực phẩm rất giàu đạm, nó còn chứa nhiều chất béo tốt có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Ăn cá 3 lần/tuần là cần thiết.
Trái cây ít đường:
Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Ăn trái cây tươi hàng ngày là khuyến nghị của chuyên gia y tế cho bà bầu. Trái cây giúp thai nhi khỏe mạnh, hoạt bát, vui vẻ. Đặc biệt: bơ, chuối, táo, nho, kiwi, thanh long, dưa hấu,...
Các loại hạt:
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, óc chó, maca, hạt bí,... là bữa phụ hoàn hảo. Các loại hạt giàu dinh dưỡng, an toàn cho bà bầu và thai nhi, lại có hương vị ngon, dễ dùng.
Ngoài ra, để con lớn, mẹ ít tăng cân, bà bầu cần chú ý:
-Vận động, thể thao/ yoga hàng ngày để máu huyết lưu thông, giúp quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng vào thai nhi được thuận lợi => Bé khỏe mạnh, phát triển tốt. Ngoài ra, vận động giúp giảm phù nề, giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ sinh nở.
-Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, stress
-Theo dõi sức khỏe định kỳ để căn chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và nhận lời khuyên từ các chuyên gia y tế.
Bài Ăn gì vào con không vào mẹ hi vọng đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Cúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Jd
Tác giả: Võ Quỳnh Như
Kiểm duyệt nội dung
0 Đánh giá dịch vụ này
Gửi đánh giá của bạn